Thiết kế sân khấu sự kiện
Trong bài viết này, 3T Media sẽ chia sẻ với bạn 6 nguyên tắc trong thiết kế sân khấu sự kiện. Đồng thời, giới thiệu 11 phong cách thiết kế sân khấu cả trong nhà và ngoài trời, giúp đạo diễn chương trình có được ý tưởng đầu tiên cho sự kiện mà mình điều phối!
1. Nguyên tắc thiết kế sân khấu sự kiện
Để chương trình, sự kiện diễn ra thành công suôn sẻ, không gian sân khấu cần được đầu tư một cách thuận tiện mà ấn tượng nhất. Để thiết kế sân khấu sự kiện một cách hoàn hảo, nhà thiết kế cần phải lên kế hoạch chi tiết và bám sát với 6 nguyên tắc như sau!
1.1. Chọn lựa phong cách đúng với tính chất của sự kiện
Phong cách thiết kế sân khấu sự kiện luôn phải bám sát chủ đề của chương trình. Ví dụ chương trình ca nhạc thì dùng toàn màn hình LED nhưng chương trình truyền thống thì không. Sân khấu nghệ thuật thì có backdrop cuốn hút còn sân khấu hội thảo thì không.
1.2. Vị trí của sân khấu phù hợp với đặc điểm của sự kiện
Có nhiều dạng phân bổ vị trí sân khấu. Ví dụ như sân khấu tròn, sân khấu dạng vòm, sân khấu chữ U hay sân khấu ngang bằng với khán giả,… Mỗi loại sân khấu phù hợp với các hoạt động, sự kiện khác nhau.
1.3. Cân nhắc việc có cánh gà hay không có cánh gà
Hầu hết mọi sân khấu sự kiện đều có cánh gà, nhằm che mắt khán giả khỏi sự chuẩn bị ở bên trong. Sân khấu có cánh gà luôn thẩm mỹ và chuyên nghiệp hơn. Tuy nhiên, cũng còn phụ thuộc vào nhu cầu của nhà sản xuất chương trình cũng như tính chất của sự kiện.
1.4. Tỷ lệ trong thiết kế sân khấu hội trường
Kích thước của sân khấu sự kiện cần phải hài hòa với nội dung sự kiện, số lượng người góp mặt trên sân khấu và cả khu vực hậu trường. Tính toán tỷ lệ này thật cẩn thận sẽ giúp sự kiện diễn ra theo đúng kịch bản và không gây mất cân đối trong thẩm mỹ.
1.5. Bố cục của sân khấu
Một sân khấu sự kiện bao gồm rất nhiều thành phần và chi tiết. Ví dụ như vị trí lắp đặt âm thanh, hệ thống ánh sáng, cánh già, màn hình LED, backdrop, bục sân khấu,… Cần lên bố cục hợp lý để tất cả các yếu tố này kết hợp được hài hòa với nhau.
1.6. Tính toán chiều cao, chiều sâu và các chướng ngại vật
Đây là yếu tố ảnh hưởng đến tầm nhìn của khách mời và khán giả ngồi bên dưới. Vì không gian tổ chức sự kiện luôn có chiều cao và chiều rộng bị giới hạn. Cho dù là sân khấu trong nhà hay ngoài trời, đều cần đo đạc các thông số này cho chính xác.
2. Một số mẫu thiết kế sân khấu đơn giản mà đẹp mắt
Thiết kế sân khấu sự kiện mất khá nhiều thời gian, công sức. Lại cần có sự hỗ trợ của rất nhiều chuyên gia, nhân sự. Vì thế, đạo diễn của chương trình sự kiện cần họp bàn với đơn vị thiết kế thật kỹ lưỡng, ngay từ bước chọn phong cách trang trí ban đầu.
2.1. Mẫu sân khấu bố trí trong nhà
Thường các sân khấu đặt trong khách sạn, nhà hàng, rạp hát,… sẽ bị bó hẹp không gian và cần đầu tư rất nhiều vào hệ thống ánh sáng. Nhằm không gây ra hạn chế cho tầm nhìn của khách mời, đặc biệt là những sự kiện diễn ra vào buổi tối.
Vì không tận dụng được luôn cảnh quan xung quanh như các phong cách sân khấu ngoài trời, nên việc dựng và thi công sân khấu trong nhà sẽ cần nhiều yếu tố trang trí hơn. Hệ thống âm thanh cũng được cân nhắc kỹ lưỡng vì đang ở trong một không gian khép kín. Dịch vụ trang trí sự kiện lễ hội.
2.2. Mẫu thiết kế sân khấu sự kiện ngoài trời
Có nhiều phong cách thiết kế sân khấu ngoài trời cho sự kiện cực kỳ đẹp mà tiện lợi. Thường thấy nhất là sân khấu không có mái che với cảnh quan xung quanh thoáng đãng dành cho các chương trình lớn, chuyên nghiệp.
Còn các chương trình mang tính văn hóa, truyền thống, không gian nhỏ hơn với lượng khách mời ít hơn thì sẽ có mái che và backdrop phù hợp với cảnh quan xung quanh. Đặc biệt chú trọng vào các loại thảm sân khấu để làm nổi bật khu vực sự kiện.